Nghệ thuật Ngựa_Kiền_Trắc

Tượng ngựa Kiền Trắc tại Chùa Linh Sơn tự ở Vũng Tàu, Việt NamTượng ngựa Kiền Trắc trong điêu khắc tại bảo tàng ở Luân Đôn, Anh

Miêu tả về Kanthaka cũng xuất hiện rộng rãi trong mỹ thuật Phật giáo. Kanthaka hiện diện trên các bích họa, phù điêu, tượng tròn về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa tháp Khmer Nam bộ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Trong các bức phù điêu miêu tả việc thái tử cưỡi con Kiền Trắc vượt thành xuất gia thì bức phù điêu hiện còn ở Amaravati/Amaravathi là xưa nhất còn tồn tại hiện nay. Bức tranh đào được ở vùng Gandhara, phía trên vẽ bốn vị trời nâng bốn vó của Kiền Trắc, trời Đế Thích cầm lọng che thái tử ngồi trên lưng ngựa và có nhiều người cung kính theo sau.

Trong động thứ nhì của Linh Nham Quật TựĐại Đồng, Trung Quốc cũng còn những bức tranh loại này. Những bản vẽ khác cũng được trưng bày trong các bảo tàng ở Luân ĐônCalcutta. Trong truyền thống Phật giáo Nam tông, các tác phẩm thể hiện kỳ tích Cuộc xuất gia vĩ đại này thường có một con chằn dữ dằn đứng trước đầu ngựa Kanthaka cản việc xuất gia của thái tử. Đây là motif nghệ thuật phổ biến, Motif này cũng thấy trong tranh Đông Hồ là Con ngựa không có người cỡi mà lại có lọng che rất trang nghiêm. Cũng có thể thấy nguồn gốc của nó (Kiền Trắc Mã) và Bạch mã của Phật giáo.

Chuyện Thái tử nửa đêm toan rời bỏ hoàng cung lên đường cùng Xa-nặc cỡi ngựa Kiền-trắc đến tận bờ sông Anoma đã là nguổn cảm hứng của thi ca, nhạc kịch, hội họa, điêu khắc. Hơn hai mươi thế kỷ qua. Chuyện Lâu đài của ngựa Kiền Trắc là một trong những chuyện Thiên cung đặc sắc, qua đó kết tập kinh điển đã đầu tư sáng tác những vần thơ ca tụng cảnh lâu đài của Thiên tử Kiền Trắc với đầy đủ thiên lạc: sắc, thanh, hương, vị, xúc trong muôn ngàn vẻ đẹp. Tiếp theo đó là lời tự thuật của Thiên tử Kiền Trắc về nghiệp nhân của chàng ở cõi người và nghiệp quả đang thọ hưởng ở cõi trên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa_Kiền_Trắc http://www.rootinstitute.com/buddhism_shakyamuni_s... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nhung-con-ng... http://www.watlaori.org/who%20is%20buddha.pdf https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul...